Kinh nghiệm nhân giống cutting kiểng lá

Kinh nghiệm nhân giống cutting kiểng lá

Thứ Ba, 13 Tháng Tám, 2024

Nhân giống cây kiểng lá bằng phương pháp cutting (cắt node) là một trong những kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất, giúp nhân giống cây nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm với một số rủi ro và yêu cầu sự hiểu biết nhất định để đạt được kết quả mong muốn. Dưới đây là những kinh nghiệm và lưu ý quan trọng trong quá trình nhân giống kiểng lá bằng phương pháp cutting.

 

1. Lựa Chọn node cutting

 

  • Chọn node khỏe mạnh: Để có tỉ lệ sống cao, bạn nên chọn những node lá khỏe mạnh, có rễ khỏe có lông tơ, có màu sắc tươi sáng và lá không bị úa. Nếu lo sợ node yếu thì nên cắt có ít nhất 2-3 node để đảm bảo sự phát triển sau khi ươm.
  • Thời điểm thích hợp: Nhân giống kiểng lá thường thích hợp vào buổi chiều tối, thời điểm đó đổ ẩm môi trường lên cao, nhiệt độ giảm xuống sẽ làm giảm việc sốc rũ lá của cây sau khi cutting.

 

2. Chuẩn Bị Công Cụ và giá thể

 

  • Dụng cụ sắc bén và khử trùng: Sử dụng dao hoặc kéo cắt sắc bén để tạo vết cắt gọn, giúp hạn chế tổn thương cho cây. Trước khi cắt, dụng cụ cần được khử trùng bằng cồn hoặc nước sôi để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Môi trường giá thể ươm: Cung cấp môi trường ẩm nhưng không quá ướt, thoáng khí và đủ ánh sáng gián tiếp. Giá thể ươm cần thoáng, nhẹ, có khả năng thoát nước tốt để tránh ngập úng.

 

3. Kỹ Thuật cutting

 

  • Cắt cành đúng cách: Vết cắt nằm giữa các node để không ảnh hưởng đến mắt ngủ và rễ cây. Đối với một số loài cây, có thể ươm trực tiếp với giá thể, trong khi một số loài khác cần được xử lý qua các loại hormone kích thích ra rễ để tăng tỉ lệ sống sót.
  • Đảm bảo độ ẩm và ánh sáng: Sau khi cutting, cần duy trì độ ẩm ổn định và cung cấp ánh sáng gián tiếp cho cây. Tránh ánh nắng trực tiếp vì có thể làm héo cành giâm.

 

4. Rủi Ro Thường Gặp

 

  • Thối rễ: Đây là rủi ro phổ biến nhất khi nhân giống bằng phương pháp cutting. Thối rễ thường do môi trường quá ẩm hoặc node cây bị nhiễm bệnh trước đó. Để giảm thiểu nguy cơ, cần chú ý đến độ ẩm của giá thể và không nên tưới nước quá nhiều.
  • Chậm ra rễ hoặc không ra rễ: Một số loài cây cần thời gian dài hơn để ra rễ, hoặc có thể không ra rễ nếu điều kiện không phù hợp. Khi gặp tình huống này, có thể thử thay đổi phương pháp hoặc sử dụng hormone kích thích ra rễ.

 

5. Kiểm Tra Và Chăm Sóc Sau Khi cutting

  • Theo dõi định kỳ: Thường xuyên kiểm tra node để phát hiện kịp thời các dấu hiệu thối rễ, nấm bệnh hoặc các vấn đề khác. Nếu phát hiện cành giâm bị hư hỏng, cần loại bỏ ngay để tránh lây lan.
  • Chuyển cành giâm sang chậu mới: Khi cành giâm đã ra rễ ổn định và phát triển, có thể chuyển cây sang chậu mới để cây có không gian phát triển tốt hơn.

Nhân giống cây kiểng lá bằng phương pháp cutting là một quá trình thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Việc nắm vững kỹ thuật và hiểu rõ các rủi ro tiềm ẩn sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời tăng cường kinh nghiệm và sự thành công trong công việc chăm sóc cây kiểng của mình.